Người phụ nữ Gia Lai 25 năm luyện món đặc sản bò một nắng

Thiếu mưa, thừa nắng làm nên đặc sản bò một nắng

Về với vùng chảo lửa huyện Krông Pa mùa này, chúng tôi thấy được không khí nhộn nhịp của người dân nơi đây, khi họ đang tất bật phơi khô những miếng đặc sản bò một nắng thơm ngon phục vụ thực khách dịp tết đến, xuân về.

Người phụ nữ Gia Lai 25 năm luyện món đặc sản bò một nắng trên vùng chảo lửa

Theo Đinh Thị Hậu (trú tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), nguyên liệu để làm bò một nắng phải là thịt bò bắp

Một trong những cơ sở bò khô Gia Lai uy tín tại huyện Krông Pa, không thể không kể đến cơ sở của cô Định Thị Hậu (SN 1963, trú tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa). Đây là cơ sở đã sản xuất bò một nắng 25 năm, đặc sản bò một nắng cơ sở Tuấn Hậu vừa đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2020.

Người phụ nữ Gia Lai 25 năm luyện món đặc sản bò một nắng trên vùng chảo lửa

Sau khi lọc gân, cô Hậu tiến hành cắt thành từng miếng to bằng bàn tay để ướp

Trò chuyện với chúng tôi về cơ duyên đến với món đặc sản bò 1 nắng, cô Hậu kể lại: “Trước đây, tôi sống ở làng được người làng cho ăn bò, ăn nai thấy ngon và lạ nên cũng tìm tòi và học hỏi người địa phương. Sau khi rời làng về lại thị trấn, tôi bắt đầu làm bò một nắng để bán và nuôi 6 người con ăn học cho đến tận bây giờ. Nói thật, 6 người con ăn học như hiện tại cũng là nhờ món đặc sản này cả“.

Người phụ nữ Gia Lai 25 năm luyện món đặc sản bò một nắng trên vùng chảo lửa

Gia vị ướp gồm muối, bột ngọt, sả, ớt, xì dầu, bột nêm…

Vừa làm người phụ nữ U60 vừa tỉ mỉ hướng dẫn cách để đặc sản bò khô luôn thơm, ngon, màu sắc bắt mắt: “Ngon hay không, màu đẹp hay không chính là phần nguyên liệu, quan trọng nhất là nguồn gốc của thịt bò, thứ 2 khâu ướp gia vị và độ nắng của ngày hôm đó…”.

Theo cô Hậu, thịt bò để làm phải là thịt bắp của bò tơ, được chăn thả trong tự nhiên thì thớ thịt mới săn chắc, ít nước lại có vị ngọt tự nhiên.

Cách làm bò một nắng cũng khá đơn giản, sau khi lọc hết gân, thái thịt bò thành từng miếng mỏng và bắt đầu ướp. Gia vị ướp gồm muối, bột ngọt, sả, ớt, xì dầu, bột nêm.

Thời gian ướp khoảng 30 phút thì đem phơi nắng đúng một ngày, cứ 3 giờ đồng hồ thì trở một lần. Sau đó đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng…

Người phụ nữ Gia Lai 25 năm luyện món đặc sản bò một nắng trên vùng chảo lửa

Sau khi ngấm gia vị, cô Hậu bắt đầu đưa bò một nắng đi phơi

Để đặc sản bò một nắng đậm vị, đồ chấm không đơn giản là muối thường mà phải là muối kiến vàng. Theo đó, để có được muối kiến này cô Hậu đã mua của người dân tộc thiểu số hoặc thuê họ đi lên rừng, tìm tổ kiến vàng trên một số loại cây để lấy về chế biến.

Sau khi lấy về, kiến được rửa sạch, phơi khô giã trộn với muối, với ớt rồi đóng hộp bán kèm.

Đưa thương hiệu bò một nắng lên sản phẩm OCOP 5 sao

Sau khi sản phẩm bò một nắng Tuấn Hậu đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, cô Hậu tiếp tục nâng cấp sản phẩm bò của mình. Ngoài ra, cô còn chú trọng thêm 2 sản phẩm là heo tộc một nắngnai một nắng. Theo cô Hậu, để nâng cấp sản phẩm.

Người phụ nữ Gia Lai 25 năm luyện món đặc sản bò một nắng trên vùng chảo lửa

Hiện nay, sấy bằng điện, giúp người dân vùng chảo lửa Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tiết kiệm nhiều chi phí

Dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, mỗi ngày cô Hậu xuất bán ra thị trường 1 tạ thịt bò tươi tương đương từ 60-70kg bò.

Hiện tại thị trường tiêu thụ chủ yếu của cô là Sài Gòn, Gia Lai, Đà Nẵng, Đăk Lăk…Trung bình 1 kg bò 1 nắng có giá bán dao động từ 600.000-700.000 đồng/kg.

Người phụ nữ Gia Lai 25 năm luyện món đặc sản bò một nắng trên vùng chảo lửa
Người phụ nữ Gia Lai 25 năm luyện món đặc sản bò một nắng trên vùng chảo lửa

Để đặc sản bò một nắng do cô Đinh Thị Hậu (trú tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) ngon đậm vị, phải có muối kiến vàng đi kèm

Năm nay do thời tiết lạnh hơn nên Krông Pa ít nắng, nắng nhẹ. Cũng may, đầu năm 2020 chúng tôi được hỗ trợ lắp đặt hệ thống sấy bằng điện để chế biến thịt bò một nắng tươi. Cũng nhờ hệ thống này mà chúng tôi vừa tiết kiệm được nhân công, vừa có thể giao kịp hàng tết cho khách…“.

Theo cô Hậu, nếu như trước đây làm bò một nắng thủ công, phơi dưới nắng trời cao lắm mỗi ngày chỉ được khoảng 300 kg thịt bò thì hiện nay sấy bằng điện, mỗi ngày sản xuất 500-600 kg thịt.

Chỉ cần tầm 3 tiếng đồng hồ là đã cho ra một mẻ tầm 60 kg sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là màu thịt không được đỏ như phơi nắng còn chất lượng thịt thì vẫn thơm, ngon…

Người phụ nữ Gia Lai 25 năm luyện món đặc sản bò một nắng trên vùng chảo lửa
Hiện bò một nắng cơ sở Tuấn Hậu, huyện Krông Pa đã đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh

Với lợi thế có diện tích đồng cỏ rộng, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) khá phù hợp với việc phát triển chăn nuôi bò.

Đặc biệt với địa bàn thiếu mưa thừa nắng như huyện Krông Pa, những năm qua nhiều nông dân chân đất đã cho ra đời sản phẩm bò khô 1 nắng – muối kiến Krông Pa.

Từ chỗ chỉ là món khoái khẩu của nhiều người khi thưởng thức, nay sản phẩm bò 1 nắng – muối kiến Krông Pa đã trở thành món đặc sản của vùng chảo lửa. Việc xây dựng thương hiệu và quảng bá cho sản phẩm hiện đã có một số nông dân thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) xúc tiến triển khai từ việc nâng cấp, gắn sao cho sản phẩm này.

Mua đặc sản bò một nắng Krông Pa ở đâu?

Bò một nắng Krông Pa loại 1Kg

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *